Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

Hướng dẫn tối ưu seo onpage kỹ thuật nâng cao (p2)

Tiếp theo phần 1 hướng dẫn các bạn về tối ưu seo onpage những kỹ năng cơ bản nhất,trong bài 2 này tôi xin hướng dẫn tiếp về những kỹ thuật nâng cao trong seo onpage . Một số kỹ thuật như: tối ưu tốc độ tải trang,domain key & domain brand,sitemap XML, robots txt, meta robots,lỗi 404 và giải pháp redirect 301 và sử dụng rich snippets & google author...

1.Tối ưu tốc độ tải trang trong seo onpage

Là thời gian mà website được tải về máy tính người dùng nó cũng là yếu tố xếp hạng website. Không ai thích một website mà tải về quá lâu cả. tối ưu tốc độ tải trang seo onpage  Kỹ thuật tối ưu tốc độ tải trang seo onpage:
 + Tối ưu hình ảnh bằng cách sử dụng chức năng save for web của photoshop để chỉnh sửa kích thước của nó.
 + Nội dung ngắn gọn xúc tích tránh viết lan man không trúng trọng tâm, viết thiếu logic.
 + Tối ưu Javascrip và CSS giúp loại bỏ bớt những mã lệnh thứa không sử dụng đến nhằm giảm tốc độ load site.
 + Bật chức năng Gzip và sử dụng cache  của mã nguồn giúp giảm thời gian load trang.
 + Xóa bỏ hình ảnh, video không còn sử dụng giúp website tiết kiệm băng thông và load nhanh hơn.
 + Giảm frame và table trong quá trình thiết kế nên sử dụng thẻ div cho thiết web điều này sẽ giúp web load nhanh hơn gấp 3 lần frame & Table.
 + Tránh sử dụng flash trong website điều này khiến web rất chậm còn bắt người dùng phải cài thêm các plugin mới có thể xem được nội dung flash điều này gây ức chế trong trải nghiệm nội dung.

2.Lựa chọn Domain Key & Domain brand trong seo onpage.

Việc lựa chọn tên miền là bước đầu tiên khi xây dựng web tùy theo mục đích sử dụng mà ta có những tiêu chí phù hợp nhất. domain seo onpage   Tiêu chí chọn tên miền trong seo onpage:  Nên chọn domain quốc tế hay Việt Nam? chứa từ khóa hay  thương hiệu?  Tên miền đó người dùng có dễ nhớ hay không?
  • Tên miền quốc tế: Giúp website hội nhập với thế giới thuận lợi khi muốn phát triển thị trường nước ngoài.
  • Tên miền Việt Nam: Được pháp luật Việt Nam bảo hộ tránh được việc xâm hại thương hiệu nếu bạn Seo local Việt Nam sẽ thuận lợi hơn vì google luôn ưu tiên địa giới hành chính.
  • Tên miền thương hiệu ( Domain Brand): Là tên miền theo tên thương hiệu của chủ website. Nó có thể rất giá trị hay không tùy thuôc vào việc quảng bá thương hiệu của bạn. Ví dụ: Thương hiệu Google rất có giá trị vì độ nổi tiếng của nó trong lĩnh vực tìm kiếm, gmail,youtube…
Việc sử dụng tên miền thương hiệu tránh được việc nhầm lẫn, trùng lặp khi tên miền từ khóa đã nhan nhản và kho có thể mua tên miền đẹp.
  -       Tại sao chọn tên miền thương hiệu trong seo onpage? Khi bạn muốn điểm nhấn, sự khác biệt với những đối thủ, tạo dấu ấn riêng của bạn với khách hàng thông qua thương hiệu bạn đang xây dựng.
  • Tên miền từ khóa ( Domain Key )
Domain key hay còn gọi tên miền chứa từ khóa tuy google không nói việc tên miền có từ khóa giúp website dễ lên top hơn nhưng trong thực tế việc tên miền trùng từ khóa sẽ dễ dàng seo hơn nhiều.
  -       Tại sao chọn tên miền chứa từ khóa seo onpage?
+ Giúp dự án lên top nhanh hơn nó thường được chọn làm website vệ tinh vì khả năng seo của nó và domain brand thường được chọn làm website chính.
 + Vì Domain key chứa từ khóa nên nó giúp cho sự phân bố từ khóa trên website đồng đều hơn và tăng độ phủ của nó.
  Kỹ thuật tối ưu tên miền trong seo onpage:
 -       Tên miền chứa từ khóa về thương hiệu hay sản phẩm dịch vụ của bạn.
 -       Tên miền dễ nhớ có sự mô tả sẽ giúp người dùng ấn tượng hơn và dễ dàng nhớ đến website.
 -       Tránh vi phạm bản quyền vì nó gây rắc rối và phiền phức nhất là với tên miền các thương hiệu nổi tiếng.
 -       Tránh dấu “-“ trong tên miền, nên sử dụng tên miền cấp 1 tránh tên miền cấp 2 hay cấp 3.
 -       Không nên chọn tên miền quá dài.

3.Sitemap XML khi seo onpage.

Sitemap là kỹ thuật xây dựng bản đồ  giúp hướng dẫn Google  Bot cập thông tin sâu hơn, nhanh hơn  và có thể đặt độ ưu tiên nội dung theo mong muốn. Search Engine đánh giá cao những website có sitemap XML. Hướng dẫn tạo sitemap XML bằng code thuần:
 Bước 1: Truy cập vào website http://www.xml-sitemaps.com cho phép tạo sitemap.xml tự động. Tự động tạo xml sitemap onpage

Bước 2: Nhập link website muốn tạo sitemap vào Starting URL, chỉnh lại Change frequency tùy thuộc tần suất thay đổi trên website của bạn.
Bước 3: Bấm start và bạn có thể ngồi nghe nhạc, uống cốc nước, ăn miếng bánh trong quá trình đợi sitemap tạo xong. Chú ý: Với công cụ miễn phí này chỉ cho phép tạo sitemap cho website không vượt quá 500 page,post. download sitemap XML   Bước 4: Sau khi sitemap đã tạo xong hãy download về và chỉnh thông số priority theo ý bạn cao nhất là 1.0 và thấp nhất là 0.1. Ví dụ: chỉnh sửa sitemap
XML sitemap seo onpage.
Bước 5: Upload toàn bộ các tệp đã download về lên thư mục chứa code ngang hàng với index cửa website.

4.Robots txt trong seo onpage và cách sử dụng.

Robots.txt giống như một bộ quy tắc mà website đặt ra cho các spider khi truy cập vào website của bạn. Cụ thể nó quy định spider được làm gì và không được làm gì, chặn hay không chặn spider thực hiện 1 việc gì đó. Tại sao phải đặt ra những luật lệ này? Đợn giản vì có một số thứ mà bạn không muốn spider mò vào trên website như thông tin truy cập,kiểm soát tần suất quản trị… Chính vì vậy robots.txt rất quan trọng trong seo onpage nó giúp điều hướng spider theo ý muốn của bạn thông qua những luật lệ trong robots.txt.
  Cách tạo và sử dụng robots.txt rất đơn giản ví dụ như: robots txt seo onpage. Seo onpage ta dùng :
  User-agent : những công cụ tìm kiếm được liệt kê sau dấu « : » sẽ phải tuân thủ luật lệ đặt ra phía dưới. dấu « * » đại diện cho tất cả các công cụ tìm kiếm. dấu « / » đại diện cho một tài nguyên nào đó trên website, nếu nó đứng một mình đại diện cho tất cả tài nguyên của website.
Allow : có nghĩa là cho phép công cụ tìm kiếm truy cập vào tài nguyên web. Mặc định sẽ là Allow nên ta cũng không cần thiết phải Allow cho từng tài nguyên trên website.
Disallow : Cấm công cụ tìm kiếm truy cập vào tài nguyên website.
  +Khi website mới upload còn chưa ổn định còn cần chỉnh sửa không muốn index ta dùng lệnh: User-agent : * Disallow : /
  +Khi không muốn index tên tác giả ta dùng: Disallow : /author
 Sau khi soạn ra những luật lệ với các máy tìm kiếm ta upload nó ngang hàng với index của website seo onpage. Hoặc có thể sử dụng các plugin Seo Ultimate hoặc Module SH404sef có hỗ trợ sẵn việc tạo file robots.txt (áp dụng với website sử dụng mã nguồn mở).

5.Meta robots khi seo onpage và cách sử dụng.

Tương tự như robots.txt thì thẻ meta robots cũng đặt ra những điều luật đối với search engine. Nó cho phép search engine truy cập tài nguyên trên website hay không. Cú pháp : meta robots trong seo onpage Ý nghĩa và cách dùng meta robots trong seo onpage:
  Noindex: chặn search engine lập chỉ mục.
  Nofollow: không cho search engine đi theo link liên kết .
  Index: cho phép search engine lập chỉ mục website.
  Follow: cho phép search engine đi theo link liên kết.
  Noarchive: không cho phép search engine lưu bản sao website.
  Noodp: không cho phép search engine lấy thông tin mô tả từ danh bạ website.

6.Lỗi 404 và giải pháp redirection 301 seo onpage.

Lỗi 404 rất phổ biến nhằm thông báo cho người dùng khi một link tới  một tài nguyên không còn tìm thấy. Có thể xảy ra khi đã được index mà tài nguyên đó bị xóa bỏ, thay đổi cấu trúc đường dẫn hay những thay đổi khách quan khác.
  Lỗi 404 có ảnh hưởng đến seo onpage hay không ? có 2 trường hợp :
  TH1 : Với 1 bài viết đã được index và có vị trí cao mà bài viết bị xóa bỏ hay thay đổi cấu trúc link  sẽ làm mất lượng traffic đang kể và tụt thứ hạng trên trang tìm kiếm. giảm uy tín của website với cả khách hàng lẫn search engine.
  TH2 : Khi người dung gõ sai địa chỉ bài viết, hay địa chỉ không tồn tại, lỗi khi tài nguyên chưa được index bị xóa bỏ… Trường hợp này hoàn toàn vô hại trong seo onpage
  Giải pháp cho 404 chính là redirection 301: Với việc sử dụng redirection 301 search engine sẽ biết rằng bạn đã khai báo chuyển đổi url không tồn tại đó sang 1 url mới. Sau đó search engine sẽ index với url mới được chuyển hướng. webmaster không cần lo mất backlink và giá trị từ url cũ.
  Những cách điều hướng redirection 301 cơ bản trong seo onpage.
  Cách 1: sử dụng htaccess. Tạo 1 file .htaccess với nội dung như sau:
.htaccess trong seo onpage
Tạo file .htaccess khi seo onpage.
Dòng 1-3 là cú pháp lệnh cơ bản trong chuyển hướng nội dung trong website, dòng 4-5 là cú pháp khai báo chuyển hướng những gì. Nếu chuyển hướng cùng 1 website có thể viết tắt đường dẫn không phải ghi tên miền đầy đủ.
Ví dụ: dòng 3 ta khai báo chuyển hướng từ http://duyanhweb.com/diendan sang http://duyanhweb.com ở đây ta đã viết tắt. Sau khi tạo xong ta chỉ cần upload lên website ngang hàng với index.
  Cách 2: sử dụng plugins 301 redirects trong seo onpage. plugin redirect 301 seo onpage Sẽ có 2 cột chứa link, một cột là link chết , một cột là link chuyển tới.

7.Cách sử dụng Rich Snipppets & Google Author trong seo onpage.

Rich Snippets là thông tin đính kèm kết quả tìm kiếm trả về giúp nó sinh động và phong phú hơn với hình ảnh, ngày giờ,đánh giá “sao”,bảng biểu… tăng tỉ lệ click vào website. rich snippets onpage Việc sử dụng Rich Snippets đơn giản 100% thành công là sử dụng author tác quyền trong seo onpage. Google Author hay còn gọi là AuthorShip bản quyền tác giả với nội dung số giúp tác giả bảo vệ thành quả khi có tranh chấp tác quyền.
 Google Authorship nó được google đánh giá rất cao trong seo onpage bởi một tác giả nổi tiếng viết bài sẽ có độ tin cậy cao hơn. Hướng dẫn dùng tài khoản Google Author làm Rich Snippets:
  Bước 1: Chuẩn bị 1 tài khoản G+ có nhiều bạn bè uy tín không bị google phat vì với 1 tài khoản uy tín sẽ dễ seo hơn.
  Bước 2: Liên kết với website Từ tab chính của G+ chuyển sang tab giới thiệu. Chỉnh sửa mục câu chuyện và điền đầy đủ thông tin giúp tăng độ trust. Tại tab liên kết ta nhập link website muốn liên kết sau đó chuyển qua mục công tác viên ta làm tương tự.
  Bước 3: Xác nhận liên kết tài khoản Google Author với website bằng thuộc tính ?rel=author.
  <a href=http://plus.google.com/+duyanhnguyen?rel=author>Duy Anh Nguyễn</a> chèn mã này vào footer website muốn xác nhận liên kết.
  Bước 4: Kiểm tra cài đặt thành công bằng công cụ https://www.google.com/webmasters/tools/richsnippets
 Khi đã xuất hiện mặt tác giả là ta đã cài đặt thành công. Các bạn có thể tìm hiểu thêm tại https://support.google.com/webmasters/answer/99170?hl=vi.  
-------------Hết-------------
Vậy là 2 phần seo onpage cơ bản và seo onpage nâng cao đã xong,để có thể học và thực tập một cách chuyên nghiệp về seo các bạn có thể tham gia Khóa đào tạo Seo chuyên nghiệp của Duy Anh Web.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét