Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Hướng dẫn tối ưu seo onpage phần cơ bản nhất

Bạn hiểu thê nào là Seo onpage ? Seo onpage bao gồm kỹ thuật tối ưu hóa nội dung cấu trúc website giúp nó nhanh hơn ổn định hơn và đặc biệt là thân thiện với công cụ tìm kiếm,tăng thứ hạng  website trên trang tìm kiếm . Những kỹ thuật cơ bản nhất trong seo onpage là gì?

1.Thẻ tiêu đề (title) trong seo onpage.

Là thẻ nói lên chủ đề của bài viết nó cho người dùng và công cụ tìm kiếm biết bài viết nói lên điều gì là yếu tố quan trọng để công cụ tìm kiếm xếp hạng bài viết của bạn.
 Html code:
 <html>
 <head>
 <title>Kỹ thuật tối ưu trong seo onpage</title>
 </head>
 <body> Nội dung website… </body>
 </html>
 Thẻ tiêu đề sẽ xuất hiện ở dòng đầu tiên của kết quả tìm kiếm nếu website của bạn xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm.
Đồng thời nó cũng là văn bản neo liên kết anchor text chỉ về website của bạn, vai trò như một backlink có chứa từ khóa nên cần chăm chút nó trong tiêu đề thật khéo léo.
 Tiêu đề như bộ mặt của bài viết nó giúp người dùng quyết định xem bài viết của bạn có đúng kết quả mà họ cần hay không. Thẻ title trong seo onpage
Thẻ title trong seo onpage.
- Kỹ thuật tối ưu thẻ tiêu đề trong seo onpage:
 + Tiêu đề không quá 11 từ và 70 ký tự.
 + Kết hợp từ khóa vào tiêu đề một cách hớp lý tránh nhồi nhét gây phản cảm.
 + Mô tả chính xác chủ đề nội dung bài viết.
 + Tạo duy nhất một thẻ tiêu đề cho mỗi site con giúp google phân biệt các site,tránh lỗi trùng lặp nội dung và tạo sự đa dạng từ khóa.

2.Thẻ mô tả (meta description) trong seo onpage.

Cung cấp phần tóm tắt nội dung cho các công cụ tìm kiếm. Nó như một phần quảng cáo về bài viết của bạn vậy lên hãy làm sao cho nó thật ấn tượng thật kích thích :v Thẻ mô tả không hay không gây ấn tượng thì dù có hiển thị trên trang tìm kiếm thì cũn không ai click vào site của bạn vì vậy nó là một yếu tố quan trọng trong seo onpage.
thẻ meta description trong seo onpage
Thẻ meta description trong seo onpage.
<html>
 <head>
 <title>Kỹ thuật tối ưu seo onpage</title>
 <meta name="description" content="Những kỹ thuật tối ưu  seo onpage" >
 </head>
 <body> Nội dung website… </body>
 </html>
 -       Cách tối ưu thẻ mô tả meta description trong seo onpage :
 + Nội dung tóm tắt hay hấp dẫn và không quá 140 ký tự.
 +Nên cho từ khóa vào thẻ mô tả nhằm tăng độ phủ từ khóa tránh nhồi nhét từ khóa trong content giúp google đánh giá cao.
 +Tuyệt đối không viết thẻ mô tả không liên quan gì đến bài viết như vậy google sẽ coi như spam và phạt nặng.
 + Không viết nội dung thẻ mô tả trùng lặp giữa các bài viết tránh mô tả chung chung.
 + Tránh nhồi nhét từ khóa gây dị ứng cho người dùng và google. Hãy viết thật tự nhiên.

3. Thẻ Heading (H1-H6) trong seo onpage.

vai trò h1-h6 trong seo onpage
Vai trò H1>H6 trong seo onpage.
Dùng nhấn mạnh một nội dung nào đó giúp tăng khả năng seo onpage cho website.
 H1 là quan trọng nhất là chủ đề của bài viết thường được lập trình săn trùng tiêu đề website. Mỗi trang chỉ có duy nhất 1 H1.
H1 có thể viết bằng tay để không trùng tiêu đề. H2 quan trọng thứ 2 nó là chủ đề phụ của bài viết tóm tắt nội dung của đoạn văn bản phía dưới.
Nên chèn từ khóa vào H2 một cách hợp lý để seo onpage đạt hiệu quả. H3-H6 không mấy quan trọng có thể dùng tùy thuộc nhu cầu bài viết.

4. Tối ưu hóa hình ảnh trong seo onpage.

Một nội dung hay hấp dẫn không thể thiếu hình ảnh video… Vì vậy tối ưu hóa hình ảnh cũng rất được chú trọng trong seo onpage. Ngoài ra công cụ tìm kiếm còn có chức năng tìm kiếm hình ảnh nên ta có thể vận dụng Seo hình ảnh onpage để tăng độ phủ của website. Tối ưu seo onpage cho hình ảnh còn giúp việc tối ưu từ khóa nhẹ nhàng hơn tránh được việc nhồi nhét từ khóa vào nội dung gây khó chịu cho người dùng. 
-       Cách tối ưu hình ảnh
 + Tên ảnh chứa từ khóa và tránh gõ tên ảnh có dấu. Ví dụ : Toi-uu-seo-onpage.jpg
 + Thuộc tính alt giúp cung cấp thông tin thay thế của anh khi gặp lỗi mà ảnh không thể hiển thị. Alt được google đánh giá khá cao nên hãy chèn từ khóa vào nó một cách hợp lý.
 + Tiêu đề hình ảnh giúp người dùng biết chủ đề của hình ảnh khi di chuột vào ảnh này tạo sự kích thích cho hình ảnh. Có thể kêt hợp từ khóa mở rộng vào hình ảnh. Không được đặt tiêu đề ảnh trùng nhau, mọi thứ đều phải là duy nhất. Ví dụ : title= « Tối ưu seo onpage cho hình ảnh »
 + Meta description giúp mô tả thông tin về hình ảnh có thể chèn từ khóa vào một cách hợp lý.
tối ưu hình ảnh trong seo onpage
Tối ưu hình ảnh trong seo onpage.

5. Những thẻ <b> <i> <strong> trong seo onpage.

Nhấn mạnh, tạo sự chú ý cho một đoạn văn bản hay một từ khóa vì vậy nên sử dụng một cách hợp lý để seo onpage thành công.
thẻ trong seo onpage
Thẻ <b><i><strong> trong seo onpage.

6. Từ khóa trong seo onpage.

Giống như chiếc chìa khóa cho phép người dùng, google vào website của bạn. Biết đâu là trọng tâm website của bạn. Định nghĩa: Từ khóa là những từ trong nội dung văn bản được lặp lại với một tỷ lệ thích hợp, toàn bộ nội dung văn bản xoay quoanh những từ lặp lại đó.
từ khóa trong seo onpage
Từ khóa trong seo onpage.
-       Cách tối ưu trong seo onpage:
 + Giữ nội dung thật tự nhiên, không nhồi nhét từ khóa quá mức nhưng vẫn đảm bảo mật độ từ khóa thích hợp( 3-4,5%).
 + Từ khóa nên đặt ở đầu đoạn nhằm tăng sức nhấn cho nội dung.
 + Nên khéo léo cho từ khóa vào ảnh, video, tài liệu đính kèm… Nên kết hợp thành  bộ từ khóa ngắn ,dài, thương hiệu nhằm tránh nhàm chán. Mật độ từ khóa (Keyword density) là tỉ lệ % sự xuất hiện của từ cụm từ khóa so với tổng số từ trong toàn nội dung. Ý nghĩa của mật độ từ khóa: dựa vào đó spider đánh giá nội dung web của bạn đang nói về chủ đề gì. Công thức tính: keyword density=(nkr/tkn)*100 Trong đó: nkr: số lần lặp lại trong toàn nội dung. Tkn: tổng số từ trong nội dung.

7. Url website trong seo onpage.

Là từ viết tắt của uniform resource locator tức là 1 địa chỉ của 1 tài nguyên trên internet.
 -       Tối ưu hóa url trong seo onpage:
Là một kỹ thuật quan trọng giúp cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.
 -       Kỹ thuật tối ưu hóa url trong seo onpage:
 + Chuyển url động thành url tĩnh không nên để url có các ký tự đặc biệt gây kho khăn cho người dùng và công cụ tìm kiếm index.
 + Sử dụng dấu gạch nối (-) để phân cách giữa các từ trong url giúp công cụ tìm kiếm hiểu chính xác cấu trúc url và từ khóa trong đó.
 + Giới hạn ký tự trong url của bạn không quá 115 ký tự.
 + Không nên thay đổi cấu trúc url khi đã được index. Nếu bắt buộc phải thay đổi hãy dung redirect 301 để chuyển url cũ sang url mới.
 + Kết hợp từ khóa chính trong Url của bạn.
 + Hãy chắc chắn mỗi Url của bạn là duy nhất nếu không bạn sẽ bị phạt vì lỗi duplicate content.
 + Giữ độ sâu url phù hợp điều này phụ thuộc vào danh mục website giới hạn cấp độ con ở 2 hoặc 3 là hợp lý cho cả người dùng và search engine.
 + Tránh sử dụng “www” trong url nên cấu hình url là “http://” điều này giúp url thân thiện với hơn và ít ký tự hơn nữa tránh google hiểu lầm www.abc.comhttp://abc.com là 2  website khác nhau có nội dung giống hệt nhau.
tối ưu url trong seo onpage
Tối ưu Url trong seo onpage.

8. Link In và Link Out trong seo onpage.

Link của website giống như hành lang giúp search engine di chuyển giữa dễ dàng giữa các website.
  A.Liên kết nội bộ (Link In) trong seo onpage.
 -       Bằng việc tạo các liên kết sâu đến các bài viết khác giúp người dùng có khả năng tìm đọc những bài viết, dịch vụ khác mà họ nhỡ may bỏ qua. Đồng thời cũng giúp các search engine đi theo những liên kết đó tăng độ phổ biến.
 -       Sử dụng từ ngữ có sức kết dính tốt tránh những từ vô nghĩa làm liên kết như: bẫm vào đây, vào đây, click here… nên sử dụng những từ ngữ miêu tả tương đối chính xác về bài viết và tạo liên kết ngược về bài đó. Điều này tạo sự dễ dàng cho người sử dụng và tăng khả năng lên top.
 -       Liên kết nên bao gồm từ khóa 
-       Nên tạo những biến thể của từ khóa hướng đến chủ đề nhất định.
 -       Nên tăng liên kết nội bộ bằng cách viết các bài chia sẻ rồi tối ưu từ khóa liên kết ngược lại website đích nhằm đẩy bài viết chính.
  B.Liên kết ngoại bộ (Link Out) trong seo onpage.
 -       Giống như một lời giới thiệu của ta với google hay người dùng về một website bên ngoài đồng thời cũng truyền giá trị cho website được chỉ đến. Chính vì vậy nếu có nhiều liên kết đến website xấu sẽ ảnh hưởng khá nhiều giống như ta chơi với người xấu thì ta cũng không tốt và đồng thời liên kết ra ngoài quá nhiều sẽ truyền hết giá trị ra ngoài.
 -       Nếu khi liên kết ra ngoài mà ta không muốn truyền giá trị và không cho spider theo liên kết ra ngoài ta có thể đặt thuộc tính rel=” nofollow” cho link out. Ví dụ: <a href="http://abc.com" rel=”nofollow”> website abc </a>
 -       Sử dụng link in và link out một cách hợp lý sẽ đem lại nhiều tiện ích mà không bị search engine phạt do liên kết với site xấu.
-------Hết phần 1--------
Để được đào tạo đầy đủ chuyên nghiệp các kỹ năng seo các bạn có thể tham gia Khóa đào tạo Seo chuyên nghiệp của Duy Anh Web.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét